Imexpharm 'Vì một Việt Nam xanh': Hiện thực hóa đề án 'Trồng 1 tỉ cây xanh'
Tại miền Bắc, giá heo hơi thấp nhất 68.000 đồng/kg tại Nam Định, Ninh Bình và Lào Cai. Trong khi đó có đến 7 địa phương duy trì mức cao nhất 70.000 đồng/kg gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hải Dương và Hưng Yên. Các tỉnh còn lại đồng giá 69.000 đồng/kg.Trong khi đó, 69.000 đồng/kg lại là giá heo hơi cao nhất tại khu vực miền Trung và Tây nguyên, ghi nhận tại Thanh Hóa và Lâm Đồng. Các tỉnh thành gồm Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa có giá heo hơi 67.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Những tỉnh thành còn lại đồng giá 68.000 đồng/kg.Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi ở Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 1.000 đồng lên 69.000 đồng/kg bằng với Đồng Nai, Tây Ninh và Kiên Giang. Tại An Giang, giá heo hơi cũng tăng 1.000 đồng lên 68.000 đồng/kg, đây là mức giá phổ biến của các tỉnh thành trong khu vực này. Các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh đồng giá 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi bình quân cả nước hiện 68.200 đồng/kg. Giá heo hơi của Công ty C.P Việt Nam là 69.500 đồng/kg ở miền Bắc và 67.000 đồng/kg ở miền Nam.Tại TP.HCM, ở các chợ đầu mối, giá heo mảnh từ 85.000 - 88.000 đồng/kg. Giá một số mặt hàng thịt heo phổ biến tại các chợ lẻ như: ba rọi 166.000 đồng/kg, sườn non 182.000 đồng/kg, sườn già 111.000 đồng/kg, nạc vai 115.000 đồng/kg, nạc đùi 119.000 đồng/kg… Công ty Vissan cho biết, mùa tết năm nay công ty dự kiến cung cấp gần 930 tấn thực phẩm tươi sống, tăng 5% so với năm trước. Bên cạnh đó là 3.700 tấn thực phẩm chế biến, tăng 8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, từ ngày 26 - 28.1 (ngày 27 - 29 tết), Vissan sẽ áp dụng chương trình giảm giá sâu lên đến 30% cho khách hàng, trong giai đoạn trước và sau tết là các chương trình giảm giá từ 10 - 20% tại các siêu thị và điểm bán trên toàn quốc.Engfa Waraha quyến rũ cùng kiểu tóc ướt vuốt ngược trên trang bìa tạp chí
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Tiếc gì mấy cái vạch kẻ đường !
Những ngày gần đây, Hà Nội bước vào đợt nồm ẩm, mưa phùn, giúp chất lượng không khí được cải thiện tạm thời. Sáng qua (17.2), chỉ số AQI dao động từ 25 - 54, người dân có thể hoạt động ngoài trời mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là một thực tế đáng quan ngại bởi không biết từ bao giờ, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của người dân Việt Nam khi đi ra đường và phải chờ khi có mưa hoặc gió mùa mạnh thì mới tự tin ra đường mà không sợ hít phải bụi mịn.Từ cuối năm ngoái đến nay, thủ đô Hà Nội liên tiếp trải qua "mùa" ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nhiều thời điểm, chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 272, đưa Hà Nội trở lại đứng đầu trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức tím - mức nguy hại tới sức khỏe con người. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 32 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Người dân được khuyến cáo giảm vận động ngoài trời, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đó là lý do vì sao trong những ngày trời xuân thời tiết đẹp nhất năm nhưng trên khắp các tuyến phố, con đường đều thấy người dân ra đường bịt khẩu trang kín mít. Thậm chí nhiều người lớn tuổi đi tập thể dục buổi sáng cũng đeo khẩu trang. Nhiều nhóm khách du lịch ngồi trên xe điện tham quan quanh hồ Hoàn Kiếm cũng "nhập gia tùy tục", không thoát khỏi "khiên chống bụi mịn". Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng. Mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, thời tiết, tuy nhiên dữ liệu quan trắc cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.GS Bob Baulch từ Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam bày tỏ quan ngại: Chất lượng không khí của Việt Nam nếu không được cải thiện sẽ có thể gây ra thảm họa. Ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều cho rằng tình hình ô nhiễm ở TP.HCM sẽ tệ hơn do sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và dân số đông hơn, song, thực tế trong năm 2022, chỉ số chất lượng không khí của TP.HCM là 21,2, tức mức ô nhiễm bằng khoảng một nửa so với Hà Nội.Lý giải thực trạng này, PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí (thuộc Viện Môi trường và tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết mặc dù lượng khí độc phát thải ở TP.HCM nhiều hơn ở Hà Nội nhưng khí hậu là yếu tố khiến mức độ ô nhiễm môi trường của Hà Nội nặng nề hơn TP.HCM. Thời tiết ở Hà Nội khiến cho các khí thải mắc kẹt ở tầng sát mặt đất.Nghiên cứu của PGS-TS Hồ Quốc Bằng cùng các cộng sự chỉ ra rằng: có 3 nguồn cơ bản phát thải khí độc vào không khí gồm: các phương tiện giao thông (nguồn đường), các nhà máy sản xuất công nghiệp và các hoạt động dân sinh (nguồn địa phương). Tại Hà Nội, các phương tiện giao thông chiếm lượng phát thải lớn nhất với hầu hết các khí độc có trong không khí: ôxit ni tơ (NOx) 87%, carbon monoxide (CO) 92%, điôxit sulfur (SO2) 57%, hợp chất hữu cơ dạng khí không chứa mê tan (NMVOC) 86%, khí mê tan (CH4) 96%, bụi mịn PM2.5 74%. Trong số các phương tiện giao thông, thủ phạm hàng đầu thải 2 loại khí độc NOx và CO ở Hà Nội là xe máy. Xe tải hạng nặng là nguồn phát thải lớn nhất các loại bụi mịn.Giống như Hà Nội hay TP.HCM của Việt Nam, các đô thị tại Thái Lan cũng đang vật lộn trong cuộc chiến với ô nhiễm không khí. Cuối tháng 1, truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin mức độ bụi siêu mịn không an toàn đã được báo cáo tại 70 trong số 76 tỉnh của Thái Lan, trong đó tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất được ghi nhận ở khu vực thủ đô Bangkok.Chính phủ Thái Lan đã khẩn cấp đưa ra một số chính sách tạm thời nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như giảm lượng bụi ô nhiễm. Một khoản ngân sách trị giá 140 triệu baht được chính phủ tung ra nhằm bù lỗ cho các doanh nghiệp vận tải để người dân Bangkok và vùng phụ cận được miễn phí sử dụng các loại phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, các loại tàu điện trên cao từ ngày 25 - 31.1.Đến ngày 28.1, Thủ tướng Thái Lan đã chỉ đạo tăng ngân sách lên 620 triệu baht để hỗ trợ các ban ngành của nước này áp dụng các chính sách nhằm ngăn chặn khói bụi ô nhiễm đã ở mức báo động. Ngày 31.1, chính phủ Thái Lan tuyên bố siết chặt quản lý các xe vận tải như đề ra khu vực hạn chế xe tải, rút ngắn thời gian chỉnh sửa hệ thống khí thải từ 30 xuống còn 15 ngày đối với các loại xe cũ trong diện bị khuyến cáo vi phạm thải ra khói đen, đặc biệt có thể cấm lưu hành vĩnh viễn nếu những loại xe này tái vi phạm. Các biện pháp khác nhằm hạn chế ô nhiễm đã được thắt chặt và giám sát kỹ như tại các khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, ban quản lý được lệnh phải quây kín công trình xây dựng và khu vực tập kết vật liệu xây dựng, xe vận tải phải rửa kỹ bánh xe khi ra vào công trình.Thậm chí, nước này còn "mạnh tay" lắp đặt 13 máy lọc không khí PM2.5 xung quanh thủ đô Bangkok để giảm ô nhiễm bụi mịn trong không khí xuống mức an toàn.Không dừng lại ở đó, Thái Lan đang xây dựng Đạo luật Không khí sạch và dự kiến sẽ được phê chuẩn vào tháng 4 tới. Đây sẽ là bước tiến quan trọng hướng tới giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí ở Thái Lan. Ông Buntoon Srethairote, Chủ tịch nhóm làm việc về Đạo luật Không khí sạch cho biết các công cụ thực thi chính trong đạo luật gồm các khái niệm như "khu vực phát thải thấp", nơi chỉ có xe điện (EV) mới được phép ra vào không hạn chế. Xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch có thể đối mặt các hạn chế về việc sử dụng hoặc phải trả phí phát thải để vào một số khu vực nhất định. Mỗi tỉnh hoặc quận có thể điều chỉnh các biện pháp này cho phù hợp nhu cầu của mình.TS Nguyễn Hoài Nam, Phó Viện trưởng Viện KHCN Năng lượng và Môi trường nhấn mạnh để tránh một cuộc thảm họa đang diễn ra tại Thái Lan cũng như hướng tới mục tiêu thành phố Net Zero, Hà Nội nên nhanh chóng khuyến khích, đầu tư chuyển đổi các phương tiện giao thông sang dùng điện (ô tô, xe máy, xe buýt) và tiến tới ban hành các quy định bắt buộc về tỷ lệ xe điện.Đồng thời, Thủ đô cần có cơ chế chính sách chuyển đổi phương thức sử dụng phương tiện cá nhân sang công cộng; ban hành quy định tiên tiến về mức tiêu hao nhiên liệu; chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường thủy nội địa, đường sắt điện khí hóa. Song song, nghiên cứu công nghệ các nhiên liệu sạch mới như hydro, amoniac để có thể áp dụng, sử dụng cho phương tiện khi giá hợp lý.Ô nhiễm không khí được dự báo sẽ để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cộng đồng. Các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ gia tăng, tạo gánh nặng cho hệ thống y tế. Theo WHO, bụi mịn PM2.5 có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, xơ cứng động mạch và gây tổn thương hệ thần kinh. Đặc biệt, nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già và những người có bệnh lý nền chịu tác động nặng nề nhất. Ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm và ít nhất 70.000 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, khiến cho tuổi thọ trung bình bị rút ngắn 1,4 năm.
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 15.1.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Một vụ việc gây hoang mang dư luận tại thành phố Hải Phòng đang thu hút sự chú ý lớn vài ngày qua. Một bé gái 4 tuổi bất ngờ bị người lạ mặt đưa ra khỏi trường mầm non mà không hề gặp sự cản trở nào. Điều này khiến không ít phụ huynh giật mình đặt câu hỏi: “Liệu con mình có thực sự an toàn khi ở trường học?”Để làm rõ trách nhiệm trong vụ việc, hôm qua (14.1), Trường mầm non Thiên Hương (tại thành phố Hải Phòng) đã tạm đình chỉ giáo viên chủ nhiệm lớp. Nhưng câu chuyện còn có nhiều góc khuất và kẽ hở trong công tác quản lý khiến kẻ xấu dễ dàng lợi dụng. Chuyện này không phải lần đầu tiên xảy ra ở Thủy Nguyên. Trước đó, một vụ trộm táo tợn khác cũng đã diễn ra trong khuôn viên trường học tại địa phương này. Rõ ràng, vấn đề an ninh trường học cần được siết chặt hơn bao giờ hết và Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cũng đã có những biện pháp đối phó.Tết Nguyên đán thì đang đến gần rồi, đây là thời điểm mà mọi người tất bật mua sắm, chuẩn bị cho một năm mới đủ đầy, an vui. Nhưng đây cũng là lúc các chiêu trò lừa đảo “nở rộ” như hoa mai ngày Tết, giăng bẫy người dùng bằng những mánh khóe tinh vi. Đổi tiền mới giá rẻ, việc nhẹ lương cao, khuyến mãi vé xe, vé máy bay giá hời hay thậm chí là khóa tài khoản ngân hàng đều là những “bẫy ngọt ngào” đang khiến nhiều người sập bẫy trong chớp mắt.Khi màn đêm buông xuống, phố Tây Bùi Viện ở quận 1, TP.HCM trở nên rực rỡ dưới ánh đèn màu sắc và những âm thanh nhộn nhịp. Nhưng đằng sau vẻ hào nhoáng ấy lại là những mảng tối đầy hiểm họa. Giữa không khí tưng bừng, những quả bóng cười vẫn len lỏi khắp nơi, gieo rắc những tác hại khó lường. Dù đã bị cấm, nhưng tại các quán bar, bóng cười vẫn dễ dàng được bày bán công khai, với giá chỉ từ 140.000 đến 150.000 đồng một quả. Các bạn trẻ, cả khách địa phương và du khách nước ngoài, đều dễ dàng tham gia vào cuộc vui này, không biết rằng những giây phút lâng lâng đó có thể phải trả bằng sức khỏe. Trong những quán bar nơi tiếng nhạc xập xình, không khó để bắt gặp không ít người đang hít khí từ những quả bóng cười. Mặc dù Quốc hội đã ban hành nghị quyết cấm sản xuất và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các chất gây nghiện khác từ năm 2025, nhưng bóng cười vẫn xuất hiện rầm rộ, khiến nhiều người tự hỏi: Tại sao đã có quy định rồi mà vẫn không thể dập tắt nỗi lo này?Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 16.1.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
PSG gây sốc đề nghị đổi Neymar lấy Bernardo Silva của Man City
Chia sẻ tại hội nghị tổng kết Bộ GTVT chiều 30.12, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội gồm 15 tuyến với tổng chiều dài khoảng hơn 616,9 km. Hiện thành phố đã đưa vào vận hành khai thác 21,5 km của tuyến Cát Linh - Hà Đông dài 13 km và đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km, đạt khoảng 4%.Với mục tiêu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2035 đạt 50 - 55%, sau năm 2035 đạt 65 - 70%, ông Thường cho hay Hà Nội đã đề xuất đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị thủ đô "1 kế hoạch 3 phân kỳ".Theo đó, Hà Nội quyết tâm phấn đấu đến năm 2035 hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 410,8 km đường sắt đô thị và giai đoạn tiếp theo (2036 - 2045) phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 200,7 km nâng tổng số chiều dài hệ thống đường sắt đô thị lên khoảng 616,9 km.Thành phố đã nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm ưu tiên bố trí vốn đầu tư; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thủ đô; rút ngắn trình tự, thủ tục nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án.Hiện nay, đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị TP.Hà Nội và TP.HCM đã được Chính phủ thống nhất chủ trương báo cáo Bộ Chính trị và dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường tháng 2.2025.Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ rút ngắn trình tự, thủ tục thời gian chuẩn bị đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện nhanh. Trong đó có khung chính sách thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ, tái định cư phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.Ưu tiên tối đa bố trí vốn đầu tư cho đường sắt đô thị, trong đó đầu tư công đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt. Đồng thời, kiến nghị Bộ GTVT sớm hoàn thiện quy hoạch các tuyến, ga đường sắt, khu đầu mối như tổ hợp ga Ngọc Hồi (diện tích khoảng 250 ha), kết nối chặt chẽ với các loại hình vận tải công cộng khác như buýt nội vùng, buýt liên vùng."Với các chính sách mang tính đột phá, TP.Hà Nội quyết tâm hoàn thành để hiện thực hóa "kỳ tích" đường sắt đô thị", ông Thường nhấn mạnh.